Sau 11 năm chờ đợi, chị Thu đã đón con yêu nhờ IVF với phôi ngày 3 và sự đồng hành tận tâm của bác sĩ Tăng Đức Cương.

Bế trên tay cậu con trai Lê Anh Khôi kháu khỉnh sau 11 năm đợi chờ, chị Nguyễn Thị Thu (sinh năm 1987) vẫn ngỡ như một giấc mơ. Với vợ chồng chị, đó là thành quả ngọt ngào cho một hành trình mà có lúc, họ đã gần như tuyệt vọng.

10 năm mòn mỏi vì vô sinh không rõ nguyên nhân

Nỗi ám ảnh lớn nhất của vợ chồng chị Thu suốt 10 năm khi đi khám đều có kết quả “bình thường”. Sau nhiều năm kết hôn mà không có tin vui, anh chị đã đưa nhau đi khám khắp nơi. Lần nào cũng vậy, kết quả nhận về luôn là sức khỏe của cả hai đều tốt, không có vấn đề gì bất thường.

“Đó là điều khiến chúng tôi mệt mỏi nhất. Thà rằng có bệnh để biết đường chữa trị, đằng này cứ loay hoay, không biết vấn đề nằm ở đâu,” chị Thu chia sẻ.

Đây là nỗi khổ tâm chung của những cặp vợ chồng được chẩn đoán “vô sinh không rõ nguyên nhân”. Không chỉ đối mặt với áp lực thời gian, mà còn cả những gánh nặng tâm lý. Bạn bè, người thân hỏi thăm, đôi khi chỉ là sự quan tâm nhưng lại vô tình cứa vào nỗi đau. Anh chị cũng đã thử đủ cách, uống đủ loại thuốc, nhưng may mắn vẫn chưa mỉm cười. Mười năm, một thập kỷ trôi qua trong sự chờ đợi và hy vọng rồi lại thất vọng.

Cậu bé Lê Anh Khôi – con trai của chị Nguyễn Thị Thu

IVF: Con đường khoa học cho hơn 10 năm tìm kiếm

Bước sang năm thứ 11 và không còn nhiều thời gian, anh chị hiểu rằng mình cần một phương pháp khoa học và tin cậy. Đó là lý do vợ chồng tìm đến bác sĩ Tăng Đức Cương tại Đông Đô IVF Center

Tại đây, sau khi thăm khám kỹ lưỡng, bác sĩ Cương khuyên anh chị nên thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).  Phương pháp này sẽ giúp rút ngắn thời gian mong con. Các bác sĩ, chuyên gia sẽ lấy trứng của người vợ, kết hợp với tinh trùng của chồng tiến hành thụ tinh trong phòng lab tạo phôi và chuyển vào cơ thể người mẹ.

Nghe bác sĩ phân tích cặn kẽ, anh chị như trút được gánh nặng. Cuối cùng, họ cũng đã có một con đường rõ ràng để đi, một niềm hy vọng có cơ sở khoa học.

Chuyển phôi tươi ngày 3: Bước ngoặt thắp lên hy vọng

Hành trình làm IVF của chị Thu có khởi đầu khá khiêm tốn. Chị chỉ chọc được 6 trứng và tạo ra được 4 phôi. Dù vậy với anh chị, 4 phôi này là cả một gia tài, là tất cả hy vọng sau 11 năm.

Lúc này, kinh nghiệm của bác sĩ điều trị của mình Bác sĩ Tăng Đức Cương đã đưa ra phương pháp phù hợp nhất với tình hình thực tế: chuyển 2 phôi tươi cho chị Thu ngay ở gia đoạn phôi ngày 3.

Bác sĩ giải thích, với số lượng phôi ít, việc đưa vào tử cung người mẹ sớm hơn sẽ cho phôi có môi trường phát triển tốt nhất. Quyết định này có cơ sở khoa học, dựa trên sự mong manh của những mầm sống quý giá.

Và kết quả là chị Thu đậu thai, ngay lần đầu tiên. Hai phôi còn lại, được nuôi tiếp trong phòng lab, đã không thể vượt qua được sàng lọc tự nhiên để đến ngày 5. Quyết định chuyển phôi sớm đã giữ lại cho anh chị cơ hội làm cha mẹ duy nhất.

Lê Anh Khôi và câu trả lời ngọt ngào sau 11 năm chờ đợi

Một trong hai phôi được chuyển đã ở lại và phát triển khỏe mạnh. Chín tháng thai kỳ trôi qua trong sự chăm sóc cẩn thận và niềm hạnh phúc đã vỡ òa khi hai vợ chồng đón con trai Lê Anh Khôi. 

Câu chuyện của chị Thu là một lời nhắn nhủ tới những cặp vợ chồng đang trong hoàn cảnh tương tự: y học hiện đại có thể mang đến những điều kỳ diệu. Thành công đôi khi không chỉ nằm ở công nghệ, mà còn ở quyết định điều trị đúng đắn, phù hợp với từng cá nhân, được đưa ra bởi người thầy thuốc giàu kinh nghiệm và tận tâm như bác sĩ Tăng Đức Cương tại Đông Đô IVF Center.