Vượt 5 năm buồng trứng đa nang, 6 lần IUI thất bại và cả những định kiến xã hội, chị Hương Lý đã đón con yêu nhờ phương pháp IVF.
“Cau điếc” và nỗi đau mang tên buồng trứng đa nang
Người phụ nữ ngồi trước mặt tôi hôm đó là đồng hương Hải Dương. Tên chị là Hương Lý. Chị ngồi đó, vai chùng xuống, đôi mắt trũng sâu, thâm quầng. Nhìn là biết cả một chặng đường dài mệt mỏi.
Chị kể về 5 năm chạy chữa, về 6 lần IUI thất bại. Giọng đều đều, không cảm xúc, như thể đang đọc một bản báo cáo về cuộc đời người khác. Nhưng tôi biết, đằng sau sự bình thản gắng gượng ấy là cả một bầu trời mặc cảm. Chị không cần nói ra, tôi cũng hiểu gánh nặng từ những lời xì xầm ác ý, từ cái mác “cau điếc” mà người ta đã gán cho chị.
Nghe xong, tôi nhìn thẳng vào mắt chị, lúc đó đang mông lung vô định: “Trường hợp của chị đơn giản mà”, tôi khẳng định.
Chị sững người. Tôi biết câu nói của mình thật khó tin với một người đã đi qua ngần ấy thất vọng. Nhưng tôi phải làm thế. Bác sĩ không chỉ chữa bệnh trên cơ thể, đôi khi phải chữa cả những “căn bệnh” trong suy nghĩ, thứ còn đáng sợ hơn. Cái mác “cau điếc” đã ăn mòn sự tự tin của chị, cần phải nhổ nó ra trước tiên.
Gia đình hiện tại của chị Hương Lý
Lời tôi nói không phải để an ủi suông. Nó là sự thật. Y học ngày nay có giải pháp cho chị, đó là thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Việc của tôi và chị là phải “reset” lại cái đầu, tin rằng mình không phải là ca vô vọng, và tin rằng khoa học có thể thắng được định kiến.
Rất may, sau một thoáng ngỡ ngàng, tôi thấy trong đôi mắt vốn chỉ toàn u buồn của chị Lý ánh lên một chút gì đó khác lạ. Đó là sự tin tưởng.
Sự đồng hành không chỉ nằm ở y lệnh
Phác đồ IVF của chúng tôi đáp ứng tốt. 15 ngày sau chuyển phôi, chị Lý gọi điện báo tin, giọng mừng không giấu được. Nhưng que thử thai hai vạch mới chỉ là bắt đầu. Cái thai mong manh đó liên tục doạ sảy, niềm vui của chị cứ chông chênh, nửa mừng nửa lo.
Nhiều đêm, điện thoại của tôi rung lên. Đầu dây bên kia là giọng chị Lý, run rẩy, hoảng hốt. Những lúc như thế, tôi không còn là bác sĩ giờ hành chính nữa. Người ta đã tin mình, đã giao cho mình niềm hy vọng cuối cùng, thì mình phải ở đó với họ, bất kể giờ giấc nào.
Tôi nhớ mãi cái lần biết tin chị một mình lặn lội từ Hải Dương lên khám. Thương quá, tôi chạy xe ra bến đón chị thẳng vào viện cho đỡ vất vả. Khám xong, lại vội vàng đưa chị ra cho kịp chuyến xe cuối cùng về nhà. Chẳng phải chuyện gì to tát, nhưng tôi nghĩ, chị cần biết mình không phải chiến đấu một mình trong cuộc chiến giữ con này.
Ngày chị sinh bé Minh Khang, tôi thở phào nhẹ nhõm. Cậu bé khoẻ mạnh, kháu khỉnh. Với tôi, đó là thành quả ngọt ngào nhất.
Gia đình chị Hương Lý trong một buổi đi chơi
Vài năm sau, tôi lại đồng hành cùng chị Lý đón thêm một cô công chúa, cũng từ phương pháp IVF. Giờ thì “đủ nếp đủ tẻ” rồi nhé!
Nhìn gia đình nhỏ của chị Lý bây giờ, tôi chỉ nghĩ một điều đơn giản thôi: Tổn thương nào rồi cũng sẽ lành, miễn là ta có đủ nghị lực và yêu thương. Và không có nỗ lực nào vì khát khao làm cha mẹ mà không xứng đáng cả.
Hãy để chúng tôi được lắng nghe và đồng hành cùng câu chuyện của bạn. Gọi ngay 1900 1965 để bác sĩ Tăng Đức Cương tư vấn.
Hoặc truy cập Fanpage: Facebook